Skip to content

Tiêu chuẩn chống nước và bụi IP là gì? Chỉ số này liệu có chính xác?

09.08.2023

Hầu hết các thiết bị di động cao cấp trên thị trường hiện nay đều được trang bị khả năng chống nước và bụi đạt tiêu chuẩn IP. Thế nhưng, rất nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ tiêu chuẩn IP là gì và liệu nó có thực sự bảo vệ được điện thoại khỏi nước và bụi bẩn hay không? Hãy cùng Minmobie tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tiêu chuẩn chống nước và bụi chuẩn IP là gì?

Tiêu chuẩn chống nước, bụi Ingress Protection - IP là một thông số đáng tin cậy dùng để phân loại và xếp hạng mức độ bảo vệ thiết bị di động và thiết bị điện tử khác khỏi các tác động đến từ môi trường bên ngoài do IETC ­- Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế ban hành. Đối với mỗi tiêu chuẩn khác nhau sẽ có các ký tự chữ và số khác nhau đi kèm. Để đạt được xếp hạng IP chống nước và bụi, các thiết bị smartphone, máy tính bảng hay phụ kiện phải trải qua các bước kiểm tra nghiêm ngặt và đạt chứng nhận.

Tiêu chuẩn chống nước và bụi chuẩn IP là gì

Tuy nhiên, không phải cứ được trang bị chống nước và bụi là thiết bị của bạn sẽ được bảo vệ hoàn toàn. Hãng công nghệ khổng lồ Apple đã từng công bố rằng, khả năng kháng nước và kháng bụi không tồn tại vĩnh viễn, sức đề kháng của thiết bị cũng có thể giảm do hao mòn thông thường. Do đó, bạn hãy bảo vệ thật tốt cho các sản phẩm điện tử của mình và không nên quá lạm dụng những chỉ số này.

Ý nghĩa các chữ số trong tiêu chuẩn IP chống nước và bụi

Mỗi chứng nhận IP chống nước và bụi bao gồm hai chữ số, trong đó chữ số đầu tiên thể hiện mức độ chống bụi của thiết bị, còn chữ số đằng sau thể hiện mức độ chống nước. Các con số có nghĩa cụ thể như sau:

Chữ số đầu tiên (từ 0-6) đánh giá mức độ chống bụi của thiết bị:

Mức 0: Thiết bị không được bảo vệ khỏi bụi.

Mức 1: Chống bụi nhỏ, đường kính lớn hơn 50mm.

Mức 2: Chống bụi nhỏ, đường kính lớn hơn 12.5mm.

Mức 3: Chống bụi nhỏ, đường kính lớn hơn 2.5mm.

Mức 4: Chống bụi nhỏ, đường kính lớn hơn 1mm.

Mức 5: Bảo vệ chống bụi hoàn toàn, không ảnh hưởng bởi bụi nhiều.

Mức 6: Bảo vệ chống bụi hoàn toàn, không có bụi xâm nhập.

Ý nghĩa các chữ số trong tiêu chuẩn IP

Chữ số thứ hai (từ 0-8) thể hiện khả năng chống nước xâm nhập:

Mức 0: Không có bảo vệ chống nước.

Mức 1: Chống nước nếu nước rơi vào thiết bị từ trên trời xuống không gây hại.

Mức 2: Chống nước khi thiết bị nghiêng không quá 15 độ từ dọc và nước không gây hại.

Mức 3: Chống nước khi nước phun lên từ góc tối đa 60 độ không gây hại.

Mức 4: Bảo vệ thiết bị khi xịt nước trực tiếp vào theo mọi hướng.

Mức 5: Chống được nước với áp suất thấp

Mức 6: Chống được vòi phun có đường kính 12.5 mm từ mọi hướng.

Mức 7: Thiết bị có thể hoạt động bình thường trong nước ở độ sâu tối đa 1 m trong thời gian 30 phút.

Mức 8: Bảo vệ thiết bị khi ngâm nước ở độ sâu hơn 1 m trong thời gian dài.

Một số ưu điểm của tiêu chuẩn IP chống nước và bụi trên điện thoại

Chống nước

Tiêu chuẩn IP xác định khả năng chống nước của các dòng smartphone cao cấp trên thị trường hiện nay. Khi đạt tiêu chuẩn này, điện thoại có thể chịu được việc tiếp xúc trực tiếp với nước mà không gây hỏng hóc nghiêm trọng. Cho phép bạn sử dụng điện thoại một cách thoải mái khi đi dưới mưa hoặc ngồi cạnh bể bơi hay bãi biển.

Chống bụi

Tiêu chuẩn IP cũng xác định khả năng chống bụi của điện thoại. Thiết bị với đánh giá IP cao có khả năng ngăn cản bụi và các hạt nhỏ khác xâm nhập vào bên trong thiết bị, giúp bảo vệ các linh kiện bên trong và tăng tuổi thọ cho chiếc smartphone.

Những ưu điểm của tiêu chuẩn IP

Thỏa sức sáng tạo với khả năng chụp hình dưới nước

Tiêu chuẩn IP chống nước và bụi cho phép các nhà sản xuất tích hợp các tính năng mở rộng như chụp ảnh dưới nước, quay video dưới nước…

Những lưu ý khi sử dụng thiết bị đạt chuẩn IP chống nước và bụi

Mặc dù tiêu chuẩn chống nước, bụi IP trên điện thoại thông minh có rất nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng bạn cũng không nên hoàn toàn tin tưởng và quá phụ thuộc vào nó. Dưới đây là một số lý do tại sao không nên quá ỷ lại vào tiêu chuẩn IP khi sử dụng điện thoại:

Môi trường thử nghiệm không giống với thực tế

Đánh giá IP thường được thực hiện trong môi trường kiểm soát tại nhà sản xuất, không phản ánh chính xác các tình huống thực tế mà điện thoại có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Các tình huống mà smatphone phải đối mặt như: gặp nước mưa mạnh, rơi xuống nước biển mặn, nước hóa chất hay bị va đập… có thể khác biệt nhiều so với các điều kiện thử nghiệm.

Khả năng chống nước và bụi không tồn tại mãi mãi

Mặc dù tiêu chuẩn IP xác định mức độ chống nước, bụi trong điện thoại, nhưng nếu bạn sử dụng thiết bị quá thường xuyên và trong thời gian dài thì việc bị hỏng hóc vẫn có thể xảy ra. Bởi vì, các khả năng chống nước và bụi có thể giảm dần sau một thời gian dài sử dụng.

Những lưu ý về tiêu chuẩn kháng nước, kháng bụi IP

Không nên lạm dụng tiêu chuẩn chống nước và bụi

Người dùng có thể hiểu sai hoặc “thần thánh hóa” công dụng của tiêu chuẩn IP, dẫn đến việc không bảo vệ thiết bị đúng cách. Ví dụ như thường xuyên để điện thoại ngấm nước, cho điện thoại vào túi áo, túi quần khi lội xuống nước hay để thiết bị vào nơi có nhiều bụi bẩn,…. Và nghĩ rằng đã có tiêu chuẩn chống nước và bụi IP thì thiết bị sẽ không bị hỏng hóc.

Tuy nhiên, trên thực tế, tiêu chuẩn IP chỉ đánh giá mức độ chống nước, bụi và không đảm bảo rằng điện thoại của bạn sẽ không bị hỏng hay gặp sự cố nếu tiếp xúc với nước hoặc bụi bẩn. Do đó, bạn cần cẩn thận khi sử dụng và bảo quản smatphone, hạn chế để chúng tiếp xúc với nước và bụi.

Tổng kết

Tóm lại, tiêu chuẩn chống nước, bụi IP trên điện thoại di động chỉ là một chỉ số hữu ích để chúng ta biết được khả năng chống nước và bụi của thiết bị đó. Người dùng không nên hoàn toàn tin tưởng vào tiêu chuẩn này và lạm dụng nó. Một chiếc điện thoại có thể bền và sử dụng được lâu dài là nhờ vào việc giữ gìn và bảo vệ của chính người dùng chứ không phải nhờ các tiêu chuẩn đã được nhà sản xuất trang bị trên sản phẩm.

5/5 (1 bầu chọn)